Khó thở là tình trạng mà hầu hết ai trong chúng ta cũng từng gặp phải ít nhất một lần. Tuy nhiên, ngoài các tình trạng khó thở hụt hơi thông thường thì vẫn có một số dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh hoặc đang trong thời gian căng thẳng về tâm lý. Cùng tìm hiểu rõ hơn các thông tin liên quan đến tình trạng tại bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề mà bạn đang gặp phải.
Khó thở là bệnh gì?
Khó thở là tình trạng cơ thể bị thiếu oxy gây mệt mỏi, tức mức, khó hô hấp và có hơi thở đứt quãng. Trạng thái này có thể được mô tả là “đói không khí” hoặc hụt hơi của cơ thể. Theo khảo sát, cứ 4 người đi khám về bệnh hô hấp thì có 1 người trong số đó mắc phải chứng khó thở.
Theo các chuyên gia y tế cho biết, mức độ của chứng hụt hơi có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng và người bệnh có thể thiếu oxy từ tạm thời đến kéo dài. Nếu cơ thể bị thiếu oxy trong máu kéo dài sẽ khiến não không có đủ lượng oxy để hoạt động, từ đó gây gây rối loạn nhận thức tạm thời
Triệu chứng khó thể như thế nào?
Đối với những người trong độ tuổi thanh niên và trung niên, có sức khỏe và nhịp tim bình thường (20 lần/phú – 30.000 lần/ngày). Trong quá trình vận động mạnh hoặc cảm lạnh thì nhịp tim sẽ nhanh hoặc chậm hơn bình thường nhưng bạn vẫn không rơi vào trạng thái khó thở hụt hơi. Một số biểu hiện dưới đây nếu chúng xuất hiện thường xuyên bạn cần phải thật chú ý như:
- Cảm giác ngột ngạt, khó thở
- Hơi thở gấp.
- Tim đập nhanh
- Đau tức ngực
- Thở nhanh, nông
- Thở khò khè
- Ho
- Mệt mỏi, bủn rủn chân tay
- Chân tay co quắp, run rẩy
- Buồn nôn
- Chóng mặt, choáng váng
Đối tượng dễ mắc chứng khó thở, hụt hơi
Đa số những người dễ gặp phải chứng khó thở, hụt hơi đều đã có bệnh lý nền mạn tính. Ngoài ra, người có nguy cơ mắc phải tình trạng này còn là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Phụ nữ khi mang thai sẽ gia tăng nhanh hormone progesterone, điều này khiến tim phải làm việc nhiều hơn nên đa phần các mẹ bầu đều thấy khó thở, mệt mỏi, đặc biệt vào cuối thai kỳ thể tích phổi sẽ giảm đi,…
Còn với trẻ sơ sinh, thông thường sẽ có hơi thở từ 30 – 60 lần/phút và thở chậm lại 20 lần/phút khi đi ngủ. Những trẻ 6 tháng tuổi sẽ có nhịp thở trung bình thấp hơn là 25 – 40 lần phút. Nhưng nếu trẻ bị rối loạn việc hô hấp có thể đã hít phải dị vật hoặc bị viêm nắp thanh quản cũng như có thể gặp phỉa một số loại bệnh lý khác.
Nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở
Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó thở, hụt hơi; trong một số trường hợp thì tình trạng này được xem là bình thường như: thời tiết thay đổi; tập thể dục quá sức; làm việc nặng trong thời gian dài mà không được nghỉ ngơi,… Vì tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất và không để lại ảnh hưởng tiêu cực nào khác.
Thế nhưng nếu chúng vẫn kéo dài và không có dấu hiệu ổn định trở lại thì có thể bạn đã gặp phải một trong số các nguyên nhân sau đây:
Nguyên nhân gây khó thở độ ngột (cấp tính)
Một số người sẽ đột ngột gặp phải tình trạng khó thở, nhưng không kéo dài quá lâu thì có thể là do một trong số các loại nguyên nhân sau đây:
- Lo lắng, stress quá độ
- Viêm phổi
- Hít phải dị vật gây ra tình trạng cản trở hô hấp.
- Bị dị ứng
- Thiếu máu
- Tiếp xúc với carbon monoxide ở nồng độ cao.
- Suy tim
- Huyết áp thấp
- Thuyên tắc phổi (Có máu đông ở trong động mạch đến phổi).
- Vỡ phổi.
- Thoát vị gián đoạn.
Nguyên nhân gây khó hô hấp kéo dài (mãn tính)
Nếu một người gặp phải tình trạng suy hô hấp kéo dài (thông trong khoảng từ trên 1 tháng) sẽ được xếp vào tình trạng mãn tính. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do: hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; tăng cân nhanh (hoặc béo phì); xơ phổi mô kẽ (bệnh lý gây sẹo ở phổi); bệnh tim mạch,…
Trong trường hợp này, người bệnh nên đến bệnh viên để kiểm tra và xác định chính xác nguyên nhân. Có vậy mới đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất, người bệnh không được tự ý chữa trị nếu chưa có chỉ định từ chuyên gia y tế.
Các loại bệnh lý gây khó thở, hụt hơi
Ngoài những dạng triệu chứng trên, vẫn còn rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở hụt hơi. Những căn bệnh nhiều người thường gặp hiện nay như:
- Viêm thanh khí phế quản cấp (Group)
- Ung thư phổi
- Lao phổi
- Viêm màng phổi
- Phù phổi
- Chấn thương phổi
- Tăng huyết áp động mạch phổi
- Các bệnh về cơ tim (viêm cơ tim, giãn cơ tim,…)
- Rối loạn nhịp tim
- Viêm màng ngoài tim
… và còn nhiều loại bệnh lý nguy hiểm khác có thể dẫn tới tình trạng khó thở. Chính vì thế người bệnh không nên chủ quan. Hãy đến cơ sở y tế kiểm tra nếu phát hiện cơ thể có những thay đổi thất thường nhưng không nắm rõ nguyên nhân.
Biện pháp giúp bạn giảm nhanh tình trạng khó thở
Các nguyên nhân gây khó thở không hẳn lúc nào cũng nghiêm trọng, với những tình trạng khó thở đột ngột bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để giảm nhanh tình trạng này.
Sử dụng máy tạo oxy gia đình
Máy tạo oxy gia đình là thiết bị y tế có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Dòng sản phẩm này lấy trực tiếp không khí trong môi trường xung quanh, thông qua hệ thống lọc và tách khí oxy sẽ cho ra lưu lượng khí thở tinh khiết với nồng độ từ trên 90% (hay còn gọi là oxy y tế).
Hiện nay, các dòng máy tạo oxy y tế có rất nhiều loại giúp đáp ứng tốt nhất từng nhu cầu sử dụng của mỗi người bệnh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng tại nhà thì người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để có được liều lượng, thời gian sử dụng phù hợp nhất.
Tập hít thở mỗi ngày
Việc tập luyện hít thở sâu sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng hô hấp. Để thực hiện tại nhà bạn làm theo các bước như sau:
Cách 1: Thở sâu
- Nằm thẳng lưng, đặt hai bàn tay lên bụng.
- Hít thở thật sâu bằng mũi, khi hít vào bạn phình bụng lên để phổi chứa đầu không khí.
- Nín thở sâu trong vài giây rồi từ từ thở chậm qua miệng cho đến khi phổi hết không khí.
Cách 2: Thở mím môi
Thở mím môi là cách thực hiện khá đơn giản nhưng sẽ giúp bạn kiểm soát rất tốt tình trạng khó thở. Mỗi khi tập bài tập này, chúng sẽ giúp bạn mở rộng đường thở, giúp không khí di chuyển sâu và dễ dàng hơn. Đồng thời, giúp loại bỏ một vài tác nhân gây ứ cặn mắc kẹn trong phổi.
- Thả lỏng cơ thể (vai, cổ) sao cho thật thư giãn.
- Đặt một tay lên thành bụng.
- Hít sâu bằng đường mũi 2 nhịp (hít vào phình bụng ra), đồng thời mím môi lại cho hơi thở được giữ lại bên trong phổi.
- Nín thở trong vài giây rồi thở mím môi, cho hơi thở từ từ thoát ra từ kẽ môi và thành bụng được xẹp xuống dần.
Với các làm này bạn nên thử tập liên tục từ 5 – 10 phút mỗi lần và mỗi ngày nên thực hiện trong vài lần hoặc bất kỳ khi nào bạn khó thở. Để thực hiện tốt nhất, hãy giữ nhịp thở thật chậm, sâu và không nên thở nhanh.
Thả lỏng cơ thể
Thả lỏng cơ thể là phương pháp giúp tâm trí và cơ thể của chúng ta được thư giãn; giúp việc hít thở trở nên dễ dạng hơn rất nhiều. Để thực hiện tại nhà, bạn tham khảo các bước làm như sau:
- Ngồi lên ghế, đặt bàn chân xuống sàn theo cách thoải mái nhất.
- Ưỡn ngực hơi chếch về phía trước một chút.
- Đặt hai cùi chỏ tay lên đầu gối, 2 bàn tay giữ lấy cằm.
- Giữ cho phần vai và cổ thả lỏng, kết hợp với việc hít thở sâu trong 5 phút.
Xông hơi
Xông hơi cũng là một trong những giải pháp cải thiện tình trạng khó hô hấp được nhiều người áp dụng. Hơi nóng và độ ẩm từ nước sẽ giúp chất nhầy trong phổi dễ tan và cải thiện tình trạng hít thở.
- Chuẩn bị một thau nước nóng và một tấm khăn lớn.
- Nhỏ thêm vài giọt tinh dầu chanh, sả, quế,… hoặc tinh dầu khuynh diệp vào thau nước nóng.
- Cúi mặt vuông góc với bát nước, dùng chiếc khăn lớn chùm kín đầu.
- Hít thở thật sâu với hơi nước nóng.
Với cách làm này, bạn có thể thay đổi một số loại nguyên liệu chanh, muối, sả tươi cho tinh dầu để thực hiện mỗi ngày. Tuy nhiên cần thật sự chú ý để tránh bị bỏng và mất nước trong cơ thể, hãy uống một cốc nước trước và sau khi xông mặt.
Lựa chọn tư thế nằm ngủ phù hợp
Nhiều người bị mắc chứng khó thở về đêm đặc biệt là trong lúc ngủ. Điều này khiến nhiều người bị thức giấc nhiều lần và làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, sức khỏe tinh thần của bạn. Nếu tình trạng thở gấp xuất hiện, có thể là do bạn đã quá lo lắng hoặc làm việc quá mức. Để giải quyết tình trạng này, hãy lựa chọn cho mình một tư thế nằm ngủ thoải mái nhất và thư giãn nhất. Dưới đây là 5 tư thế giúp bạn cải thiện tình trạng khó thở, thở gấp:
- Ngồi cúi đầu ra phía trước để làm giảm áp lực ở đường thở và cải thiện hô hấp (bạn nên lựa chọn một chiếc ghế để có thể tựa đầu lên bàn).
- Tựa lưng vào tường để có điểm tựa cho cơ thể.
- Đứng dậy và chống hai tay xuống bàn để trọng lượng cơ thể cho đôi chân.
- Nằm nghiên sang một bên, đồng thời kẹp một chiếc gối vào giữa 2 chân và kê cao đầu lên (sao cho thoải mái nhất có thể).
- Nằm ngửa thẳng lưng, kê cao cầu sao cho thoải mái nhất. Đồng thời kê 1 – 2 chiếc gối ở dưới 2 đầu gối và bắt đầu tập hít thở sâu.
Cách phòng tránh chứng khó thở
Khó thở là triệu chứng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống của con người. Để tránh rơi vào tình trạng này người bệnh nên duy trì thói quen sinh hoạt khoa học như: chăm tập luyện thể chất; tránh xa các chất kích thích và duy trì cân nặng hợp lý.
Đặc biệt, việc hút thuốc hoặc sống trong môi trường ô nhiễm lâu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tim phổi của bạn. Việc cai thuốc và thay đổi môi trường sống không bao giờ là quá muộn, hãy sử dụng các biện pháp để bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta và người thân xung quanh.
Để phòng tránh tình trạng khó thở, bạn nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học và vận động thể chất mỗi ngày.>>>
Chứng khó thở, hụt hơi là dấu hiệu cho thấy nhiều loại bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp và tim mạch. Nếu không được kịp thời điều trị có thể sẽ biến chứng thành nhiều loại bệnh mạn tính, nguy hiểm. Chính vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào bạn vẫn nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ.