Máy đo huyết áp (may do huyet ap) là sản phẩm cần thiết trong mỗi gia đình, đặc biệt là những gia đình có người già, người mắc các bệnh liên quan đến huyết áp. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện khá nhiều loại máy đo huyết áp điện tử, với mẫu mã, kiểu dáng đa dạng phong phú. Song máy đo huyết áp cơ vẫn là loại máy được đa số người dân lựa chọn.
Những ưu điểm và nhược điểm của máy đo huyết áp cơ
Ưu điểm: Máy đo huyết áp cơ có giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng. Mặt khác, máy đo huyết cơ cho kết quả đo chính xác, với độ sai số rất nhỏ nếu như người sử dụng biết đo đúng cách.
Nhược điểm:
– Máy sử dụng khó khi tự đo và nếu như nghe sai một nhịp thì sẽ bị lệch đi 10 số, cách đo hơi phức tạp với người chưa sử dụng vì phải đo bằng quả bóp.
– Máy có thể đưa ra sai số nếu không quen đo, hay thính lực người nghe kém, băng qấn tay không đúng kích cỡ,..
Tuy nhiên nếu gia đình bạn có người đo giúp, hoặc người thân có khả năng đo tốt thì lựa chọn tốt nhất là nên mua máy đo huyết áp cơ để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất.
Hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp cơ
1. Chuẩn bị trước khi đo.
– Bạn phải cởi bỏ những y phục bó sát để không có áp lực nào khiến dòng máu không lưu thông ảnh hưởng đến kết quả đo.
– Trước khi đo huyết áp, bạn không được sử dụng các đồ uống có ga và có tính kích thích như rượu, cà phê, không được hút thuốc lá. Nếu trong trường hợp vừa đi ra ngoài về thì bạn phải nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát ít nhất nhất trong vòng 5 phút.
– Tư thế đo: thường là tư thế ngồi hoặc nằm, tuy nhiên định kì trong vòng 3 tháng đến 6 tháng bạn nên kiểm tra huyết áp với tư thế đứng ( đặc biệt là những người có nguy cơ bị mắc các bệnh về hạ huyết áp như suy tĩnh mạch, đái tháo đường,…)
– Bạn nên tìm hiểu máy đo huyết áp cơ gồm những bộ phận gì và chức năng của từng bộ phận:
+ Tai nghe mạch đập, có độ khuyếch đại âm thanh lớn giúp ta nghe rõ mạch đập khi đo huyết áp.
+ Đồng hồ báo số đo huyết áp của chúng ta khi đo. Đồng hồ được nối với vòng bít.
+ Quả bóp bằng chất liệu cao su có tác dụng bơm hơi vào vòng bít thông qua hệ thống ống dẫn cao su.
+ Vòng bít làm bằng chất liệu vải có độ bền cao.
2. Cách quấn vòng bít
– Mở vòng bít theo hình tròn và luồn vào bắp tay của bạn sao cho khoảng cách mép dưới của vòng bít cách khuỷu tay 2 – 3 cm . Vòng bít phải đặt chính xác sao cho vạch dấu của vòng bít đặt cùng hướng với mạch máu, vòng sắt không được đặt nằm trên mạch máu vì sẽ dẫn đến kết quả đo bị sai lệch.
– Kéo nhẹ đầu vòng bít qua vòng sắt quanh bắp tay. Siết vòng bít bằng khóa dán với lực vừa phải.
3. Tiến hành đo huyết áp cơ
– Gắn ống nghe lên tai để nghe được mạch đập trong quá trình đo huyết áp.
– Nắm lấy quả bóng cao su bên tay phải và bơm vòng bít lên, tốt hơn hết bạn cần bóp căng khóa tay đến khi tạo được áp lực đến khoảng 20-30mm thủy ngân cao hơn huyết áp. Lới lỏng từ từ bộ truyền động bên tay trái và để lực nén khí trong vòng bít giảm nhẹ, kiểm tra vòng bít khi bạn thực hiện thao tác như vậy.
– Đến khi bạn có thể nghe rõ nhịp đập của tim, đọc chính xác giá trị được chỉ rõ trên vòng bít giá trị này tương đương với áp xuất tâm thu hoặc một huyết áp tối đa.
– Khi áp suất không khí tiếp tục giảm, âm thanh nhịp đập của tim sẽ không còn nghe thấy nữa. Giá trị này được ghi lại tại thời điểm sự liên kết này không còn nghe rõ sẽ cho huyết áp tâm trương hoặc hoặc áp suất tối thiểu.
– Nếu bạn thấy hoài ghi, bạn có thể lặp lại phép đo này sau một khoảng thời gian ít nhất 10 đến 15 phút sau khi kết thúc phép đo đầu tiên.
Những lưu ý khi tiến hành đo huyết áp sử dụng máy đo huyết áp cơ
Môi trường sử dụng:
– Sử dụng sản phẩm trong khoảng nhiệt độ từ 16 – 32 độ C.
– Không để nhiệt kế trực tiếp dưới ánh sang mặt trời hay những nơi bụi bẩn, ô nhiễm.
An toàn:
– Nên kiểm tra sản phẩm theo định kỳ (2 năm/1 lần).
– Nếu bạn không sử dụng sản phẩm trong một thời gian dài, hãy tháo pin ra khỏi sản phẩm và giữ cho khoang pin sạch sẽ, việc thay thế pin mới phải đảm bảo đúng loại, đúng điện áp.